KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 2020 – 2021

KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 20-21

UBND HUYỆN TÂN HỒNG              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH PHÚ                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số      / KH-THBP                                       Tân Hồng, ngày 05 tháng 10

 KẾ HOẠCH

Thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2020-2021

Căn cứ hường dẫn số 1111/HD-PGDĐT, ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Phòng GD-ĐT Tân Hồng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021;

Căn cứ Kế hoạch số 29/KH-THBP, ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Trường TH Bình Phú về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021;

Căn cứ tình hình thực tế, Trường Tiểu học Bình Phú xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng năm học 2020 – 2021 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Tạo bước đột phá trong thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về công tác giáo dục và đào tạo, đổi mới công tác quản lí ngành.

– Tổ chức dạy học hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả đào tạo.

– Duy trì và nâng cao tỉ lệ chuẩn phổ cập ĐĐT- XMC. Phấn đấu duy trì đạt mức 3 về PCĐĐT.

  1. MỤC TIÊU
  2. Huy động học sinh ra lớp: (Tỉ lệ số học sinh/dân số trong độ tuổi)

– Huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%

– Huy động học sinh cũ ra lớp đạt trên 99,8%;

  1. Duy trì sĩ số: (học sinh bỏ học)

– Đến cuối năm tỉ lệ học sinh bỏ học toàn trường dưới 1 %;

  1. Chất lượng giáo dục

Đến cuối năm:

4.1.2. Chỉ tiêu

– Phẩm chất: Tốt: 100 %. Đạt: 0 %, Cần cố gắng: 0 %.

– Năng lực:   Tốt:   70  %; Đạt: 29 %, Cần cố gắng 1 %.

– Học sinh khối lớp 3,4,5 cơ bản biết bơi chiếm tỉ lệ: 80% ( ĐIỂM Gò Da).

  1. Công nhận hoàn thành cấp tiểu học

– Học sinh hoàn thành Chương trình Tiểu học: trên 99%;

  1. Hiệu quả đào tạo

– Hiệu quả đào tạo trên 95%.

  1. Trường đạt chuẩn quốc gia

– Tiếp tục phấn đấu duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

  1. Tỉ lệ phổ cập năm 2020

– Duy trì đạt Phổ cập GDTH-ĐĐT mức 3 năm 2021.


III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

  1. Nhiệm vụ chung

– Tích cực triển khai Kế hoạch số 71/KH-UBND, ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số188-CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

– Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường quán triệt sâu rộng trong đội ngũ Cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức trách nhiệm, lấy kỹ cương nề nếp làm đòn bẩy cho sự nâng cao chất lượng công tác.

  1. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo và xây dựng Đảng trong nhà trường:

– Tập trung tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giáo dục. Thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ giáo viên, giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ, xây dựng đạo đức, lối sống gương mẫu của người thầy.

– Xây dựng kế hoạch làm việc và qui chế hoạt động trong cơ quan. Phối hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của Đảng với quản lý chuyên môn trong đơn vị.

– Thực hiện tốt quy định chức năng của chi uỷ chi bộ cơ sở trong đơn vị. Đảm bảo cho việc lãnh đạo của đảng và thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong giáo viên. Cán bộ quản lý trường học khi bổ nhiệm mới phải là đảng viên.

2.2. Nâng cao năng lực CBQLGD và đội ngũ GV

Tiếp tục tổ chức thực hiện Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

– Thống kê, rà soát đội ngũ GV và CBQL, lấy hiệu quả công tác đánh giá năng lực đội ngũ, bố trí sắp xếp nhiệm vụ cho từng thành viên trong BGH, phân công chuyên môn một cách hợp lý; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ phẩm chất đạo đức, chính trị, năng động, sáng tạo, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Phối hợp triển khai bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên, đổi mới cách bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư và công văn hướng dẫn của Bộ GDĐT; chú trọng việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường; Tham gia bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn tiếng Anh), tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí theo các chuẩn quy định của Bộ GDĐT.

– Trên cơ sở thông tư hướng dẫn chuẩn năng lực Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, chuẩn năng lực giáo viên và hiệu quả công tác thực tế tại đơn vị; Hiệu trưởng nhà trường phân loại giáo viên theo từng bộ môn, nhiệm vụ của giáo viên. Thực hiện sàng lọc, tinh giản đội ngũ GV nếu có.

2.3. Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục

Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tạo bước đột phá trong thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về công tác giáo dục và đào tạo, đổi mới công tác quản lí ngành.

Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; củng cố kỷ cương, nề nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá, kiểm tra học kỳ, cuối năm, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng; quản lý chặt chẽ dạy thêm, học thêm theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND, ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Tháp. Quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,…

2.4. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra

Kiểm tra việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ và kết quả chuyên môn theo từng lĩnh vực; Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra dạy thêm, học thêm…

2.5. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chuyên môn

Chú trọng hoạt động của tổ bộ môn, tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho tổ trưởng, đổi mới cách sinh hoạt theo hướng tập trung giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

–  Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng chuyên môn nhà trường để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng dữ liệu nguồn mở về bài giảng điện tử; câu hỏi kiểm tra (KT), đề KT.

Tổ chức phân loại HS đầu năm để xác định đối tượng phụ đạo, bồi dưỡng, phân loại khả năng học tập, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng các em cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Tổ chức dạy học phân hóa như tinh thần công văn số 1044/SGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2013 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tổ chức lớp để dạy học phù hợp năng lực học tập của học sinh.

– Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 22 lớp. Bố trí thời gian để tổ chức phụ đạo cho học sinh còn hạn chế trong tuần theo nhu cầu của phụ huynh học sinh. Bố trí dạy học tự chọn hợp lý đồng thời xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho phù hợp với hoàn cảnh nhà trường. Quản lí chặt chẽ chương trình, nội dung giảng dạy của giáo viên và kinh phí nhằm thực hiện tốt mục tiêu tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình chi tiết, đảm bảo tính hệ thống giữa các môn h

 

ọc, nội dung dạy học theo hướng tích hợp, giải quyết vấn đề thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, lồng ghép các nội dung dạy học như chủ đề tự chọn, nội dung dạy học 2 buổi/ngày vào một chương trình chi tiết, đồng thời quản lí chặt chẽ việc thực hiện nội dung, chương trình dạy-học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Công tác bồi dưỡng học sinh chưa đạt hoặc chưa hoàn thành các môn học: Từng giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh, chú trọng việc phối hợp với các đoàn thể của trường và Ban đại diện CMHS để quản lý, hỗ trợ và tổ chức bồi dưỡng học sinh ngay đầu năm học.

Tổ chức dạy học hiệu quả: Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, đề kiểm tra phù hợp với đối tượng HS; lấy kết quả học tập của học sinh đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

– Thực hiện việc vận dụng các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

– Tăng cường dự giờ thăm lớp đối với giáo viên, giúp đỡ giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm; chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến khoa học, viết Sáng kiến kinh nghiệm;

         – Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn dạy thao giảng ít nhất 2 tiết/GV/HK và dự giờ ít nhất 2 tiết/GV/HK; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; hội thảo cấp trường (1 lần/tổ/HK), tham gia hội thảo cấp cụm trường (1 lần/năm) nếu có tổ chức.

– Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục:

Dân chủ, phát huy tính tích cực, trí tuệ của các thành viên nhà trường; tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, phổ cập bơi, đồng diễn thể dục và các hội thi: An toàn giao thông, Olympic tiếng Anh, Sáng tác thơ, truyện ngắn, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, vẽ tranh, Giải toán qua Internet, Văn nghệ học đường, tự làm đồ dùng học tập, các giải thể thao như cờ vua, bóng đá mi ni theo hướng tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hoá truyền thống và tinh hoa văn hoá thế giới.

2.6.  Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh

– Xây dựng và tổ chức có hiệu quả kế hoạch liên tịch giữa nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2020-2021”;

Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động nhằm giáo dục ý thức, động cơ học tập, bồi dưỡng nâng cao nghị lực, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; rèn luyện kỹ năng sống cho HS;

– Phối hợp với ngành Công An xã Bình Phú, Trung tâm Honda Tân Kiều để tuyên truyền giáo dục Luật An toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, ngăn ngừa và xử lý kịp thời tệ nạn xã hội trong học sinh, bảo đảm an ninh, trật tự trường học. Đăng ký phòng chống vi phạm pháp luật.

– Xây dựng quy chế phối hợp giữa “Nhà trường – Gia đình – Hội khuyến học, chính quyền và đoàn thể địa phương” để giáo dục học sinh tại cộng đồng; thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện. Từng học kỳ có theo dõi, tổng hợp, đánh giá từng cá nhân.
  3. Tổ chức hội thảo về Giải pháp nâng cao chất lượng năm học 2020-2021; tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá kết quả cuối học kỳ I, cuối năm học.
  4. 3. Chế độ báo cáo:

– Sau học kỳ I, cuối năm học đối chiếu với kế hoạch đặt ra, từng cán bộ giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm chất lượng giáo dục của bản thân để làm cơ sở rút ra bài học kinh nghiệm và báo cáo Hiệu trưởng nhà trường.

Đề nghị từng cán bộ, giáo viên triển khai có hiệu quả Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục năm 2020 2021./.

 

Nơi nhận:                                                                                           HIỆU TRƯỞNG

– Phòng GD-ĐT (báo cáo);

– UBND xã (báo cáo)

– Ban ĐDCMHS (phối hợp);

– CB,GV (thực hiện);

– Lưu: VT.                                                                                                                                                                                                                                  Nguyễn Văn Thi